Câu 1. Yếu tố Hán Việt “thiên” trong từ nào dưới đây không có nghĩa là “trời”?
Câu 2. Câu văn sau mắc lỗi gì về quan hệ từ
“Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.”
Câu 3. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
… còn một tên xâm lược trên đất nước ta… ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi.
Câu 4. Bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” cùng thể thơ với bài nào?
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây không phải thành ngữ?
Câu 6. Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
Câu 7. Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì?
Câu 8. Có mấy dạng điệp ngữ thường gặp?
Câu 9. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông…”?
Câu 10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu sau
“Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ?
Câu 12: Chứng minh trong văn nghị luận là gì ?
Câu 13: Vì sao tác giả Phạm Văn Đồng đưa ra nhận xét lối sống giản dị của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh cần được noi theo?
Câu 14: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động ?
“(1) Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. (2) Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con.(3)Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.”
( Nguyễn Văn Long)
Câu 15: Trong văn bản nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì?
Câu 16: Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào?
“Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. Nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác”
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
Câu 17: Câu văn “Con thuyền chở gạo đang sang sông.” có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?
Câu 18: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì ?
Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyển từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại.
(Tô Hoài)
Câu 19: Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Con hãy cho biết, tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì ?
- Không … ngô của con … của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu ? Con mà sang thì con Vện … cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì !
(Nguyên Hồng )
Câu 20: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.
(Tô Hoài )
Lớp 8A1 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
THỜI GIAN 20 PHÚT
(lưu ý chỉ chọn 1 đáp án)